Kinh phí bảo trì chung cư là từ khóa được khách hàng tìm hiểu dự án search trên google rất nhiều. Sau đây chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản sẽ trả lời lần lượt các câu hỏi căn cứ vào thông tư, nghị định về quản lý chung cư và luật nhà ở năm 2005
MỤC LỤC
Kinh phí bảo trì chung cư ?
Khoản 1 Điều 51 Nghị định 71/2010/NĐ-CP quy định: “Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như sau:
a) Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng bán căn hộ kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì chủ đầu tư có trách nhiệm nộp các khoản kinh phí sau đây:
– Đối với diện tích nhà bán phải nộp 2% tiền bán, khoản tiền này được tính vào tiền bán căn hộ hoặc diện tích khác mà người mua phải trả và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán;
– Đối với phần diện tích nhà mà chủ đầu tư giữ lại, không bán (không tính phần diện tích thuộc sử dụng chung) thì chủ đầu tư phải nộp 2% giá trị của phần diện tích đó; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó.”
Như vậy, khi có hoạt động mua bán nhà ở chung cư thì người mua sẽ phải nộp 2% kinh phí bảo trì. Cần lưu ý, nội dung kinh phí bảo trì 2% tiền bán nhà phải được thể hiện rõ trong hợp đồng.
Bên mua phải đóng góp phí này trước khi nhận bàn giao chung cư căn hộ (thường là trong vòng 15 ngày kể từ ngày thông báo bàn giao chung cư căn hộ).
Xem thêm :
>> Kinh nghiệm chọn mua chung cư cũ <<
>>Phí quản lý chung cư, giá dịch vụ bao nhiêu là hợp lý ?<<
Đơn vị quản lý Phí bảo trì
Hội nghị của tòa nhà chung cư bầu ra ban quản trị nhà chung cư. Hội nghị phải được tổ chức trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày nhà chung cư đó được bàn giao đưa vào sử dụng và có tối thiểu 50% số căn hộ đã được bàn giao (bao gồm cả số căn hộ mà chủ đầu tư giữ lại không bán)
a) Ban quản trị nhà chung cư lập một tài khoản tại một tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của cả tòa nhà chung cư;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày Ban quản trị có văn bản đề nghị chuyển giao kinh phí bảo trì, chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển giao kinh phí bảo trì đã thu của người mua, thuê mua và kinh phí bảo trì mà chủ đầu tư phải nộp đối với phần diện tích giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 108 của Luật Nhà ở sang tài khoản do Ban quản trị nhà chung cư lập theo quy định tại Điểm a Khoản này để quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật;
c) Chủ tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì đối với nhà chung cư có mục đích để ở có thể do một thành viên hoặc nhiều thành viên Ban quản trị đứng tên đồng chủ tài khoản
( Thong-tu-02-2016-TT-BXD )
Thông tin hữu ích:
>> Kinh nghiệm chọn mua căn hộ chung cư cho người chưa biết gì<<
>> Hồ sơ sang tên sổ đỏ cho đất thổ cư, căn hộ chung cư<<
Phí bảo trì chung cư được dùng vào những việc sau:
Phí sửa chữa, bảo dưỡng các khu vực chung, khu vực ngoài trời thuộc tòa nhà và các dịch vụ liên quan mà thời gian ban đầu chủ đầu tư, sau đó là Ban quản lý cho là cần thiết, bao gồm việc sữa chữa, bảo dưỡng và thay thế:
Hệ thống chiếu sáng, bao gồm các đèn báo khẩn cấp trong các khu vực chung.
Thay bóng đèn trong khu vực chung.
Vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống thông gió đứng.
Trang trí và sửa chữa bên ngoài.
Thiết bị thu gom rác.
Đường nội bộ.
Một số lưu ý về việc sử dụng kinh phí bảo trì cư dân cần biết
Thông thường quỹ bảo trì được sử dụng khi hết thời hạn bảo hành của đơn vị thi công tòa nhà : thường là 5 năm kể từ ngày bắt đầu bàn giao.
Phần diện tích văn phòng, dịch vụ chủ đầu tư phải nộp phí bảo trì 2% có sự thống nhất trong hội nghị nhà chung cư
a) Đối với phần xây dựng của tòa nhà thì trực tiếp thuê đơn vị quản lý vận hành thực hiện bảo trì (nếu nhà chung cư có đơn vị quản lý vận hành và đơn vị này có năng lực bảo trì); trường hợp nhà chung cư không yêu cầu phải có đơn vị quản lý vận hành hoặc có đơn vị này nhưng không có năng lực bảo trì thì thuê đơn vị khác có năng lực bảo trì thực hiện bảo trì;
b) Đối với hệ thống thiết bị thuộc sở hữu chung thì có thể thuê hoặc ủy quyền cho đơn vị quản lý vận hành thuê đơn vị cung cấp thiết bị hoặc đơn vị khác có năng lực bảo trì thiết bị đó thực hiện bảo trì; trường hợp phải thay mới thiết bị thì đơn vị cung cấp thiết bị phải thực hiện bảo hành sản phẩm theo thời hạn do nhà sản xuất quy định; hết thời hạn bảo hành thì thực hiện bảo trì hoặc thay thế theo quy định tại Điểm này
website: https://chungcuhanoixanh.net/
Từ khóa: cách tính kinh phí bảo trì nhà chung cư, cách tính phí bảo trì, hạch toán phí bảo trì chung cư, quy chế sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư, quy định phí bảo trì nhà chung cư, quy trình bảo trì nhà chung cư, sử dụng phí bảo trì chung cư, sử dụng quỹ bảo trì nhà chung cư