MỤC LỤC
Lý do bạn nên vay ngân hàng mua căn hộ chung cư :
Hiện nay, nhu cầu vay tiền mua nhà của người Việt là rất lớn. Tuy nhiên, rất nhiều người sợ vay ngân hàng vì sợ trở thành “con nợ” suốt đời. Sau đây là chia sẻ của chuyên gia về cách tính lãi suất vay ngân hàng để bạn thấu hiểu điều này và nhanh chóng mua được căn hộ đẹp nhờ giải pháp tài chính an toàn nhất.
Vì với kinh nghiệm nhiều năm làm trong lĩnh vực bất động sản thì chúng tôi nhận thấy rằng, thường thì số tiền mà bạn tích góp được hàng năm sẽ không kịp với sự tăng giá của bất động sản. Vì thế, nếu đã thích một sản phẩm bất động sản nào đó mà không đủ tiền mặt, thì hãy vay và mua nó đi.
Nếu bạn đang ở trọ với mức thuê từ 3 triệu / căn hộ thì đây cũng là lý do bạn nên vay để mua căn hộ chung cư với mức tiền lãi chỉ nhỉnh hơn tiền thuê 1 -2 triệu mà sau đó 5 – 7 năm sau thì tài sản hiện hữu là căn hộ chung cư của chính mình.
Cách tính lãi suất vay ngân hàng mua căn hộ chung cư :
Một dự án chung cư thường được hỗ trợ khách hàng vay 70 -80 % giá trị căn hộ tùy dự án. Trước tiên bạn cần xác định giá trị căn hộ và mức tài chính tối thiểu đáp ứng, mức lương đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng.
Hiện nay, mỗi ngân hàng sẽ có những mức lãi suất cũng như gói vay khác nhau. Tuy nhiên, với việc các ngân hàng đang phải cạnh tranh nhau gay gắt thì chúng tôi nhận thấy rằng tỷ lệ lãi suất trên thị trường khá tương đương nhau. Do đó, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tính lãi suất ngân hàng Vietcombank, còn các ngân hàng khác như Agribank, Vietinbank, ACB, Eximbank, …. cũng đều tương tự như vậy.
Bạn nên tham khảo các thông số sau của các ngân hàng :
– Lãi suất năm đầu là bao nhiêu ?
– Lãi suất năm thứ hai : Lãi suất huy động tiết kiệm trong bao nhiêu tháng (12 hay 24 hay 36 tháng )
– Biên độ dao động là bao nhiêu ???
– Phí phạt trả nợ trước hạn là bao nhiêu ?
– Hồ sơ, thủ tục bên nào đơn giản nhất ?
Và đưa ra lựa chọn tốt nhất dành cho bạn !
Hiện tại, lãi suất cho vay của ngân hàng Vietcombank là 7,7% năm đầu, từ năm thứ hai trở đi thì thay đổi theo mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm của 24 tháng + biên độ 3,5%; hiện tại lãi suất tiết kiệm là 6,8% => tức là sau một năm lãi suất bạn phải trả là (6,8% + 3,5%) = 10,3%.
Ví dụ cụ thể về tính lãi ngân hàng theo tháng luôn nhé:
Bạn vay 800 triệu trong vòng 20 năm = 240 tháng. Vậy số tiền phải trả hàng tháng là:
Tiền gốc (trả đều trong 20 năm): 800 triệu / 240 tháng = 3,33 triệu/ tháng.
Tiền lãi năm đầu: 800 triệu * (7,7% / 12 tháng) = 5,13 triệu/ tháng.
Tiền lãi năm sau: 800 triệu * (10,3% / 12 tháng) = 6,86 triệu/ tháng.
Cộng tiền gốc và tiền lãi lại, ta sẽ ra số tiền phải trả hàng tháng.
Đây chỉ là cách tính tương đối bởi vì tiền lãi sẽ giảm theo gốc nên số tiền gốc năm sau bạn phải trả thực ra không còn là 800 triệu nữa. Để các bạn có thể tính chính xác hơn, chúng tôi có tạo ra 1 file excel rất đơn giản, chỉ cần nhập số sẽ cho kết quả ngay.
Tải file excel tại đây
Một số thông số bạn cần để ý đó là : Số tiền vay, số năm trả nợ, lãi suất năm đầu và lãi suất năm tiếp theo
Nếu sau một thời gian làm việc mà bạn dư ra một khoản tiền và cũng không có ý định sử dụng đến nó thì tốt nhất là hãy trả bớt cho ngân hàng. Khi đó, có thể bạn sẽ bị tính phí trên số tiền trả trước hạn (thường thì 1 – 2%); tuy nhiên nó sẽ giúp bạn giảm được áp lực số tiền phải trả hàng tháng đi rất nhiều đấy.
Thu nhập bao nhiêu để được vay số tiền tương ứng
Với cách tính lãi suất vay ngân hàng như trên, bạn đã biết được tổng số tiền cả lãi + gốc phải trả hàng tháng. Vậy số tiền thu nhập sẽ được tính theo công thức sau :
Thu nhập >= (Lãi + gốc ) / tháng + Số người phụ thuộc x 3 triệu
Ví dụ bạn vay 800 triệu, lãi + gốc 1 tháng bạn trả là 10,19 triệu và gia đình bạn có 1 em bé (chi phí sinh hoạt tổng là 3 người ) thì bạn cộng thêm 3 x3 tr = 9 triệu => Số tiền thu nhập tối thiểu là 19 ,19 triệu đồng / tháng của 2 vợ chồng.
Với cách tính đơn giản và dễ hiểu như trên, phần nào bạn đã hình dung được số tiền tối đa vay ngân hàng được và lên phương án lựa chọn căn hộ chung cư có mức giá phù hợp nhất đúng không nào !
Xem tk: bảng tính lãi suất vay ngân hàng, cách tính lãi ngân hàng, cách tính lãi suất vay ngân hàng, cách tính lãi suất vay ngân hàng trả góp, cách tính lãi vay ngân hàng theo tháng, công thức tính lãi gốc trả đều hàng tháng, công thức tính lãi suất vay ngân hàng